VITAMIN B1

Vitamin B1, hay còn gọi là thiamine, đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể chuyển hóa carbohydrate và chất béo thành năng lượng. Đây là loại vitamin rất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển bình thường của cơ thể và chức năng đúng của các tế bào, giúp duy trì hoạt động bình thường của tim, hệ thần kinh và hệ tiêu hóa.

Vitamin B1 là vitamin tan trong nước và không thể tích trữ trong cơ thể. Tuy nhiên, một khi đã được hấp thu thì vitamin này sẽ tập trung trong mô cơ.



Bệnh do thiếu vitamin B1

 Tình trạng thiếu vitamin B1 sơ cấp rất hiếm. Tuy nhiên, sự thiếu hụt đôi khi xảy ra ở những người lạm dụng rượu vì lượng cồn dư thừa có thể làm giảm đáng kể khả năng hấp thu vitamin B1 và gây cản trở các phản ứng hóa học của vitamin này trong cơ thể. Làm nóng thực phẩm quá lâu có thể làm giảm hàm lượng thiamine.

 

Cơ thể con người không thể sản xuất thiamine, nên bạn phải bổ sung vitamin này qua nhiều loại thực phẩm giàu B1 như thịt, các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt. Cơ thể cần thiamine để tạo ra adenosine triphosphate (ATP), đây là một phân tử vận chuyển năng lượng trong các tế bào. 

Sự thiếu hụt thiamin có thể ảnh hưởng đến nhiều chức năng khác nhau của cơ thể bạn. Não, tim, các mô và nhiều cơ quan khác bị ảnh hưởng bởi mức vitamin B1 thấp, gây thoái hóa các dây thần kinh ngoại vi và các bộ phận của não, bao gồm đồi não và tiểu não; làm giảm lưu lượng máu, gây lực cản mạch máu, phù và làm giãn cơ tim.

 

Các triệu chứng thiếu vitamin B1 phổ biến

- Giảm cân nhanh

- Chán ăn

- Viêm đại tràng; Các vấn đề tiêu hóa xảy ra liên tục như tiêu chảy

- Tổn thương thần kinh; Viêm dây thần kinh; Giảm trí nhớ tạm thời; Lẫn lộn

- Nóng rát ở bàn chân (đặc biệt nghiêm trọng vào ban đêm)

- Mệt mỏi và năng lượng thấp; Khó chịu

- Cơ yếu, mòn cơ, chuột rút, đau ở chân và co cứng

- Thay đổi tâm thần như thờ ơ hoặc trầm cảm

- Mất trí nhớ, nhầm lẫn hoặc ảo tưởng.

- Nhịp tim nhanh, phù chân dưới và khó thở 

 

Vitamin B1 có thể không được hấp thu đúng cách ở những người đang bị các tình trạng/chứng bệnh sau đây:

- Người có các vấn đề về gan; Nghiện rượu

- Người bị biếng ăn và các rối loạn ăn uống khác dẫn đến suy dinh dưỡng

- Người già có bệnh mãn tính, dùng nhiều loại thuốc làm giảm hấp thu vitamin B1

- Người mắc HIV/AIDS

- Người bệnh tiểu đường có thể làm tăng đào thải vitamin B1 qua thận

- Chế độ ăn uống thực phẩm tinh chế và thiếu rau, ngũ cốc nguyên hạt, đậu và hạt

- Tập thể dục quá mức

- Người đang mang thai, có nhu cầu bổ sung các vitamin nhóm B cao hơn bình thường

- Tanin trong cà phê và trà chuyển hóa thiamin thành dạng khó hấp thu. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa và thiếu vitamin B1. 

- Cá biển, cá nước ngọt và động vật có vỏ, khi ăn sống có thể chứa hóa chất phá hủy vitamin B1. 


Ở giai đoạn đầu của tình trạng thiếu vitamin B1, các triệu chứng bao gồm: ăn không ngon, cáu bẳn, mệt mỏi và sụt cân. Khi tình trạng thiếu hụt trở nên trầm trọng hơn, có thể xuất hiện các triệu chứng như: cơ thể suy yếu, tổn thương hệ thần kinh làm ảnh hưởng đến vận động của bàn tay/bàn chân, đau đầu và tim đập nhanh.

 

Một dạng của tình trạng thiếu vitamin B1 là chứng beriberi (bệnh tê phù beri), thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh mà mẹ bị thiếu vitamin B1. Beriberi cũng có thể xuất hiện ở những người lạm dụng rượu bia và những người ăn nhiều carbohydrate tinh chế - đặc biệt là gạo đã được chà trắng. Ở giai đoạn trầm trọng nhất, chứng beriberi sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh và tim, làm cho tim đập bất thường và dẫn đến suy tim.


Tác dụng phụ khi dùng thiamine

Một chế độ ăn uống lành mạnh và đa dạng sẽ cung cấp cho hầu hết mọi người đủ thiamin. Tuy nhiên, đối với những người đã phẫu thuật, có các tình trạng như HIV/AIDS, nghiện rượu mãn tính hoặc sử dụng một số loại thuốc, có thể cần bổ sung thiamine. Thiamine nói chung là khá an toàn.


Khi được sử dụng như một chất bổ sung uống với liều lượng thích hợp, thiamine hiếm khi gây ra phản ứng da. Hiện tại không có bằng chứng cho thấy thiamine tương tác với các loại thuốc khác. Tuy nhiên, thường xuyên nhai hạt cau (trầu) hoặc thường xuyên ăn cá sống hoặc động vật có vỏ có thể góp phần vào việc thiếu thiamine.



Đăng nhận xét

0 Nhận xét
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.

buttons=(Accept !) days=(20)

Our website uses cookies to enhance your experience. Learn More
Accept !