HÃY ĂN TRÁI CÂY CẢ VỎ

Vỏ của khá nhiều loại trái cây rất giàu các dưỡng chất tự nhiên, đặc biệt là triterpenoid, có tác dụng ngăn cản sự phát triển của các tế bào ung thư. Chúng ta nên chọn mua loại trái cây có nguồn gốc hữu cơ - được chăm sóc bằng phân hữu cơ, không dùng phân vô cơ, không phun hóa chất và các loại thuốc bảo vệ thực vật. 

Việc ăn cả vỏ giúp bạn nhận được toàn bộ chất xơ cùng với hoạt chất tự nhiên chứa trong đó. Những loại chất có khả năng chống ung thư có trong các loại trái cây tập trung ở phần vỏ nhiều hơn phần lõi. 


Vỏ trái cây cũng giúp duy trì cholesterol LDL ở mức thấp, bởi chúng có hàm lượng calo, đường và chất béo thấp. Vì vậy mà vỏ trái cây là đồ ăn tuyệt vời cho những người đang áp dụng chế độ giảm cân.


Phòng tránh rủi ro khi ăn trái cây cả vỏ:

- Thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật: Trái cây khi thu hoạch mang rất nhiều hàm lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật chống côn trùng, vi khuẩn. Tuy theo thời gian, lượng thuốc này có giảm, nhưng vẫn sẽ bám trên bề mặt trái cây. Theo ước tính, sau khoảng 3 ngày, thuốc trừ sâu trên lớp vỏ của hoa quả sẽ giảm đi gần 70% và mất khoảng 7 ngày để chúng biến mất trên lớp vỏ.

- Ký sinh trùng: Thông qua các sinh vật trong tự nhiên, ký sinh trùng sẽ xâm nhập vào trái cây, thậm chí xuyên qua lớp vỏ vào trong phần thịt, nếu không cẩn thận sàng lọc thì chúng ta sẽ đưa thẳng vào hệ tiêu hóa. Ký sinh trùng có thể xâm nhập trong quá trình vận chuyển tiêu thụ, rất khó xác định.


Cách hiệu quả nhất là ngâm rửa trái cây, đặc biệt là phần núm cuống trước khi ăn với nước muối, baking soda, dung dịch giấm trắng và tinh dầu bưởi hay các chế phẩm hữu cơ như nước rửa chén Dish Drop, dùng cơ chế làm sạch sinh học giúp loại bỏ phần lớn các chất hóa học gốc dầu (thành phần cơ bản trong thuốc trừ sâu) đã được chứng nhận và có thể truy xuất nguồn gốc để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả gia đình.



Vỏ táo: Hơn một nửa lượng vitamin C, vitamin A nằm ở phần sát vỏ táo, có tác dụng chống oxy hóa còn mạnh hơn cả thịt táo, thậm chí mạnh hơn những loại rau quả khác. 


Ngoài ra vỏ táo còn có kali, chất xơ, carbohydrate, axit chlorogenic, quercetin, catechin - giúp cho hoạt động của phổi tốt hơn; chất xơ ngăn ngừa táo bón, giúp no lâu, hạn chế đường huyết tăng cao quá mức gây chậm quá trình hấp thu dinh dưỡng; hỗ trợ giảm cholesterol trong cơ thể hiệu quả.



Vỏ nho: Chứa nhiều chất resveratrol, xơ, cellulose, pectin và chất sắt, giúp giảm lipid, phòng tránh bệnh xơ cứng động mạch, chống viêm nhiễm và phòng chống bệnh ung thư; tăng sức đề kháng. 


Vỏ nho tím còn có chứa chất flavonoids giúp giảm huyết áp, thúc đẩy lipoprotein mật độ cao trong máu tăng lên, làm giảm lượng cholesterol có hại, bảo vệ tim mạch. 




Vỏ ổi: Trong quả ổi có chứa lượng lớn kali và các chất chống oxy hóa, có tác dụng tốt trong việc giảm huyết áp. Vỏ và hạt ổi chín có nhiều chất xơ, giúp ngăn ngừa axit dạ dày, giảm táo bón hiệu quả, hỗ trợ tiêu hóa. 


Hàm lượng vitamin C, carotenoids, potassium trong vỏ ổi còn nhiều hơn trong một quả cam, có khả năng chữa lành các vết thương trong trường hợp viêm loét dạ dày. Đặc biệt lượng lycopen cao trong vỏ ổi giúp cơ thể đối phó với ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú. Vitamin A, C trong ổi có tác dụng như một chất chống oxy hóa, giúp hỗ trợ cho làn da luôn khỏe và hạn chế tối đa vết nhăn, cũng như dấu hiệu lão hóa.


Vỏ bí đao: Khi nấu canh, nên nấu cả vỏ bí vì vitamin và khoáng chất sẽ tan vào nước dùng, rất tốt cho cơ thể. Vỏ bí đao chứa nhiều rất nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất như kẽm, đồng, sắt, mangan,… 


Vỏ bí đao có lượng nước dồi dào, có tác dụng tiêu sưng, viêm, rất tốt cho người mắc bệnh tiểu đường.



Vỏ dưa chuột: Vỏ dưa chuột có vị đắng - là các chất dinh dưỡng của dưa chuột tích lũy lại. Ăn sống cả vỏ giúp hấp thụ lượng vitamin C phong phú, hỗ trợ thải độc cơ thể. Vỏ dưa chuột có chứa axit chlorogenic và caffeic, giúp kháng khuẩn, chống viêm và phát huy vai trò của bạch cầu, tăng sức đề kháng.


Bạn có thể gọt vỏ dưa chuột thành dải dài, thêm giấm, muối, tỏi băm, ớt và các loại gia vị khác vào với lượng thích hợp rồi đảo đều, hoặc chấm với nước xốt mè, bơ đậu phộng và các loại nước xốt khác theo sở thích để thưởng thức.



Vỏ cà chua: Chỉ 100g cà chua chín tươi đáp ứng được 13% nhu cầu hàng ngày về vitamin A, C, B1, B2, B6. Cà chua rất giàu canxi, sắt, kali, phospho, magne, nickel, coban, iod; muối citrat, malat,… Sắc tố lycopene và beta carotene chống oxy hóa hiệu quả, ngăn chặn tế bào ung thư, chống hình thành các cục máu đông trong mạch máu; chống thoái hóa hoàng điểm, giảm mù lòa. 

Nên ăn cà chua đã được nấu chín, vì khi đó chất lycopen mới được giải phóng hoàn toàn. 



Vỏ cà tím:
Cà tím giàu vitamin B, hỗ trợ quá trình hấp thụ vitamin C trong cơ thể, là một trong những bạn đồng hành của người mắc bệnh tim mạch. Việc gọt vỏ cà tím trước khi nấu ăn sẽ giảm lượng vitamin phong phú, ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ sắt của cơ thể. 



Vỏ bí đỏ:
Rất giàu kẽm và beta carotene, giúp duy trì da và móng khỏe mạnh; bảo vệ tim mạch, phòng chống ung thư. Hạt bí cũng là nguồn axit béo omega-6 dồi dào và các axit béo tốt cho trí não. chất xơ trong vỏ bí đỏ có khả năng giảm lại lượng đường trong phần thịt bí giúp cân bằng lượng đường cơ thể cần.



Vỏ khoai tây:
Chỉ một nắm vỏ khoai tây đã cung cấp 1⁄2 lượng chất xơ hòa tan, kali, sắt, Phospho, kẽm và vitamin C theo khuyến nghị hấp thụ mỗi ngày. 


Trong vỏ khoai tây có Niacin (vitamin B3 hoặc vitamin PP) giúp chuyển đổi Carbohydrate thành năng lượng hoạt động; phòng chống bệnh pellagra (bệnh rối loạn chuyển hóa vitamin PP) với các triệu chứng mệt mỏi, chóng mặt, stress, trầm cảm,…



Vỏ cam: Trong khi vỏ cam chứa tới 136 miligam vitamin C thì phần thịt chỉ chứa khoảng 71 miligam. Chỉ cần ăn khoảng 6g vỏ cam sẽ hấp thụ được 6 calo, 0,10g protein, 1,6g carbohydrate và 0,5g chất xơ. Vậy có thể tính được, nếu ăn 100g vỏ cam sẽ hấp thụ được 98 calo, 1,6g protein, 24g carbohydrate và 10,5g chất xơ,… Ngoài ra, vỏ cam chỉ chứa một lượng rất ít chất béo, không có cholesterol và natri.


Cho 5 - 15g vỏ cam tươi vào một ly nước nóng, hãm trong khoảng 10 phút, ta sẽ có một ly trà vỏ cam. Uống thường xuyên có thể chữa viêm phế quản, ho và táo bón.


Đăng nhận xét

0 Nhận xét
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.

buttons=(Accept !) days=(20)

Our website uses cookies to enhance your experience. Learn More
Accept !