HÃY ĂN NHIỀU HẢI SẢN

Hải sản là nguồn cung cấp protein dồi dào, đồng thời lại chứa rất ít chất béo bão hòa. Hải sản cũng cung cấp các vitamin nhóm B và nhiều khoáng chất. Bên cạnh đó, các loài cá nhiều dầu còn cung cấp axit béo omega-3 rất tốt cho tim mạch.



Trước đây chúng ta thường được khuyên nên tránh ăn tôm vì chúng có hàm lượng cholesterol cao. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy mặc dù tôm và các loài hải sản khác thực sự có hàm lượng cholesterol cao, nhưng chúng có chứa rất ít chất béo bão hòa. Chính chất béo bão hòa mới là nhân tố chủ yếu dẫn gây ra bệnh tim mạch. Nên ăn cá, tôm, cua và sò, ốc ít nhất là hai lần mỗi tuần.


Tôm, cua, cá là những loại hải sản phổ biến trong cuộc sống. Chúng có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao rất tốt cho sức khỏe và cần thiết cho sự phát triển của con người từ khi còn là trẻ nhỏ.


1. Bao nhiêu tuổi là có thể ăn tôm, cua, cá?

Trẻ 7 tháng tuổi, các cơ quan trong cơ thể đã có cấu tạo tương đối hoàn chỉnh, hệ tiêu hóa hoàn toàn có thể giúp trẻ tiêu hóa tốt các loại thức ăn bao gồm cả cá, tôm, cua. 


Thực tế, tôm, cua, cá cũng là những loại thực phẩm bình thường như các thực phẩm khác, khác biệt là các acid amin có trong cá, tôm, cua có thể gây dị ứng ở một số người có cơ địa dị ứng đặc biệt. Ăn tôm, cua, cá không bị khó tiêu. Ngược lại, cá, tôm chứa một số acid amin rất dễ tiêu và còn giàu canxi và khoáng chất. 

Nên ăn đúng lượng khuyên dùng theo lứa tuổi, tránh tình trạng rối loạn tiêu hóa.


2. Ăn tôm, cua, cá có những lợi ích gì?

Lượng protein chứa trong tôm, cua, cá cao hơn so với thịt giá cầm. Ngoài ra, tôm và cá cũng giàu các axit amin thiết yếu giúp dễ hấp thu. Tôm, cua, cá chứa hàm lượng vitamin cao, đặc biệt là vitamin A và D. Đây là những chất cần thiết cho xương, hỗ trợ hệ tiêu hóa và chức năng ruột.

Trong tôm, cua, cá còn chứa một chất có chức năng chống ung thư là mucopolysaccharide.


Ngoài ra, tôm, cua, cá có chứa nhiều khoáng chất và chất điện giải như canxi, photpho, iốt, kẽm. Những chất này có tác dụng đảm bảo cho trẻ sự phát triển toàn diện của cơ thể.




3. Những điểm cần lưu ý khi ăn tôm, cua, cá

Tôm, cua, cá là những thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe và sự phát triển của cơ thể, tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý một vài điều quan trọng.


Nhiều người khi nói đến hải sản thì nghĩ ngay tới tôm, cua, mực. Có nhiều người cho rằng tôm, cua, mực mới tốt. Trên thực tế thì cá cũng là một loại hải sản tốt nhất cho sức khỏe. Cá có hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn hẳn so với những loại thực phẩm khác. 


Trẻ em rất dễ bị mẫn cảm hoặc bị dị ứng với hải sản nếu không hợp. Đó là vì hệ miễn dịch của trẻ yếu hơn của người lớn. Nhiều trường hợp dị ứng do ăn hải sản có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Do đó, khi cho trẻ ăn hải sản lần đầu tiên, cha mẹ nên cho bé dùng thử một ít và quan sát các phản ứng của trẻ. Nếu trẻ không có bất cứ phản ứng nào bất thường thì mới tăng dần lượng hải sản trong thực đơn của trẻ.


Các món hấp sẽ giữ lượng chất dinh dưỡng tốt hơn món chiên. Ngoài ra, khi chiên, dầu mỡ sẽ bão hòa lượng chất béo không no làm hàm lượng chất dinh dưỡng suy giảm. Bên cạnh đó, khi chiên còn sản sinh ra chất có hại cho sức khỏe như peroxit lipid.




Không nên ăn tôm, cá không tươi vì như vậy rất dễ bị ngộ độc thức ăn.


Không nên mua nhiều hải sản rồi tích trữ trong tủ để ăn dần. Chỉ nên mua một lượng hải sản vừa đủ để trẻ ăn trong ngày.


Chỉ nên ăn từ 3 tới 4 bữa hải sản một tuần. Ăn tôm, cua, cá nhiều có thể dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng và tích trữ kim loại nặng trong cơ thể. Chú ý làm sạch phần đầu và phần bụng khi chế biến cá vì đó là nơi tích trữ nhiều vi khuẩn có hại nhất, dễ dẫn đến ngộ độc nếu ăn phải cá chưa được chế biến sạch.



Nên ăn tôm, cua, cá vào buổi trưa vì hải sản có chứa nhiều canxi, protein và natri. Buổi tối nhớ bổ sung nhiều nước để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng và dễ tiêu hóa thức ăn hơn.


Đăng nhận xét

0 Nhận xét
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.

buttons=(Accept !) days=(20)

Our website uses cookies to enhance your experience. Learn More
Accept !