CHỌN THỊT TỐT CHO SỨC KHỎE

Trong chế độ ăn uống của chúng ta, thịt và các sản phẩm từ thịt là một trong những nguồn cung cấp chất béo chính yếu, đặc biệt là chất béo bão hòa, nhưng có sự khác biệt khá lớn về số lượng chất béo toàn phần và chất béo bão hòa trong các loại thịt khác nhau.

Thực phẩm chế biến sẵn, như xúc xích, chứa rất nhiều chất béo. Vì vậy nếu bạn đang cố gắng giảm cân hoặc cải thiện chế độ ăn uống của mình thì bạn nên thay thế xúc xích bằng loại thực phẩm khác tốt hơn cho sức khỏe. Cần tránh cả thịt có mỡ và thịt ba rọi.


Cách dễ nhất để làm giảm lượng chất béo từ gia cầm là tránh ăn phần da. Nếu khi chế biến thịt gia cầm, bạn phải để nguyên da để giữ độ ẩm thì sau khi nấu nướng xong, hãy lóc bỏ chúng đi. Đồng thời, hãy chọn những loại gia cầm có thịt trắng vì nó chứa ít chất béo hơn những loại thịt sẫm màu.




Thịt động vật là một nguồn thực phẩm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Tuy nhiên, không phải loại thịt nào cũng tốt cho sức khỏe. Dưới đây là 8 loại thịt được các chuyên gia đánh giá là lành mạnh đối với cơ thể khi tiêu thụ ở lượng vừa phải.


1. THỊT BÒ

Thịt bò thuộc nhóm thịt đỏ, vì vậy nếu ăn quá nhiều có thể không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, thịt nạc đỏ không làm tăng mức cholesterol và có chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin B12, protein, sắt, kẽm và niacin. Thăn bò nạc thực sự là một nguồn thực phẩm bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe.


Ăn thịt bò có thể giúp cơ thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu. Trong 100g thịt bò sẽ cung cấp khoảng 280 calo, 28g protein và 10g lipid. Ngoài ra, nó cũng rất giàu các chất đạm, sắt, vitamin và kẽm. Những chất này rất có ích đối với sức khỏe của hệ miễn dịch, đồng thời giúp thúc đẩy quá trình sản xuất và tái tạo các tế bào hồng cầu của cơ thể. Hàm lượng chất sắt cao có trong thịt bò đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi các tế bào máu và ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, từ đó giúp cung cấp đủ lượng oxy đi đến toàn bộ cơ thể.


Khi tiêu thụ thịt bò với một lượng vừa phải, nó sẽ giúp bạn tăng cường được cơ bắp nhờ vào lượng axit amoniac vô cùng dồi dào. Hơn nữa, khoáng chất carnitine trong thịt bò cũng hoạt động mạnh mẽ, giúp hỗ trợ quá trình chuyển hoá các chất béo, từ đó giữ cho cơ thể đạt được sự cân đối nhất định.


2. THỊT CỪU

Thịt cừu cũng được xem là một nguồn thực phẩm bổ dưỡng, đem lại nhiều lợi ích to lớn đối với sức khỏe. Trong thịt cừu có chứa nhiều protein, vitamin B12, axit béo omega-3, kẽm, sắt và niacin, giúp cơ thể bổ sung một nguồn protein lớn, có thể cải thiện được sức đề kháng của hệ miễn dịch. Đặc biệt, lượng protein trong thịt cừu sẽ tăng cao đến 30% khi được nấu chín, rất có lợi đối với những người đang tập thể hình và những bệnh nhân vừa trải qua phẫu thuật.


Thịt cừu cũng là một nguồn cung cấp tuyệt vời các chất béo lành mạnh. Lượng chất béo có trong thịt cừu tồn tại ở 2 dạng gồm chất béo không bão hòa đơn và chất béo bão hòa.


So với thịt bê và thịt bò, hàm lượng axit linoleic trong thịt cừu chiếm tỷ lệ cao nhất. Loại axit béo này có tác dụng giúp giảm lượng chất béo xấu ảnh hưởng đến sự chuyển hóa của cơ thể, đồng thời làm tăng cường hệ miễn dịch.


Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, bổ sung thịt cừu vào chế độ ăn uống sẽ giúp bạn ngăn ngừa được tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, giúp cơ thể sản xuất ra nhiều tế bào hồng cầu và giúp máu thực hiện tốt được nhiệm vụ vận chuyển oxy, từ đó cải thiện đáng kể được các tình trạng mệt mỏi hay suy nhược cơ thể.


3. THỊT BÒ RỪNG

Đây là một trong những loại thịt đỏ nạc nhất và cung cấp rất nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể của bạn. So với thịt bò thông thường, thịt bò rừng không tạo ra nhiều mảng mỡ có thể làm tắc nghẽn động mạch và dẫn đến bệnh tim.


Một khẩu phần thịt bò rừng (113 gram) sẽ cung cấp khoảng 17 gram chất đạm. Với lượng đạm dồi dào, thịt bò rừng xứng đáng là một nguồn thực phẩm tuyệt vời đối với nhiều khía cạnh của sức khỏe, bao gồm tăng cường sản xuất hormone, tái tạo mô và vận chuyển các chất dinh dưỡng. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, một người sẽ cần tiêu thụ khoảng 1.4 - 2.0 gram đạm trên một kilogam trọng lượng cơ thể.


Thịt bò rừng cũng chứa nhiều các loại vitamin thiết yếu, bao gồm vitamin B12 (68% DV), vitamin B6 (19% DV) và niacin (28% DV). Những vitamin thuộc nhóm B này có vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình sản sinh năng lượng, sản xuất hồng cầu và hỗ trợ thần kinh.


Chất selenium trong thịt bò rừng có tác dụng như một chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa các gốc tự do gây hại đối với các mô khoẻ mạnh của cơ thể, từ đó làm giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh mãn tính. Thịt bò rừng cũng cung cấp hàm lượng lớn chất kẽm, có khả năng cải thiện chức năng của hệ miễn dịch, thúc đẩy sự phát triển của tế bào và giúp vết thương mau hồi phục.


4. THỊT DÊ

Theo thống kê cho thấy, khoảng 3/4 thế giới ăn thịt dê. Đây cũng là một nguồn thực phẩm đầy bổ dưỡng đối với sức khỏe tổng thể của con người. Thịt dê thường có ít chất béo và calo hơn nhiều so với các loại thịt đỏ khác, đồng thời cũng có nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết. Ngoài ra, nó cũng chứa rất ít chất béo bão hoà, thậm chí ít hơn so với thịt gà.


Một trong những lợi ích sức khỏe khi tiêu thụ thịt dê là giúp làm giảm nguy cơ viêm nhiễm. Sở dĩ, trong thịt dê có chứa một số axit béo, chẳng hạn như axit linoleic liên hợp, có tác dụng ngăn ngừa và giảm thiểu các tình trạng viêm trong cơ thể.


Bên cạnh đó, thịt dê cũng rất hữu ích trong việc ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành và xơ vữa động mạch. Điều này là do trong thịt dê có chứa một lượng lớn các chất béo không bão hoà. Hơn nữa, nó cũng rất giàu vitamin B, góp phần kiểm soát được cân nặng và phòng ngừa nguy cơ mắc béo phì hiệu quả.


Thông thường, axit béo omega-3 có chủ yếu trong các loại cá, như cá trích, cá thu và cá hồi. Tuy nhiên, thịt dê cũng là một nguồn thực phẩm cung cấp nhiều loại axit béo này. Đây là một chất có tác dụng bảo vệ hệ miễn dịch và tăng cường khả năng chống viêm cho cơ thể. Ngoài ra, axit omega-3 trong thịt dê cũng giúp bạn cải thiện sức khỏe làn da, làm giảm các vấn đề về da như đồi mồi hoặc khô da.


Đặc biệt, những người bị thiếu máu do thiếu sắt, nhất là ở phụ nữ mang thai, nên ăn thịt dê để bổ sung chất sắt cho cơ thể, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Trong thịt dê có chứa nhiều vitamin B12 và chất sắt, giúp thúc đẩy quá trình sản xuất các tế bào hồng cầu khỏe mạnh cho cơ thể. Nếu thiếu đi những tế bào máu này, sức khoẻ của thai nhi trong bụng mẹ sẽ bị ảnh hưởng xấu, thậm chí có thể mắc một số bệnh dị tật bẩm sinh nguy hiểm.


5. THỊT GÀ

Thịt gà có hàm lượng chất béo bão hòa (loại có hại nhất) thấp hơn nhiều so với hầu hết các loại thịt đỏ. Trong một khẩu phần 3 ounce thịt gà sẽ cung cấp khoảng 25,9 gam protein cùng với các loại axit amin thiết yếu, sắt và niacin. Những chất dinh dưỡng này giúp tăng trưởng các tế bào và thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể.


Ngoài ra, thịt gà cũng được coi là một nguồn thịt nạc cung cấp nhiều protein, nhưng ít chất béo. Hàm lượng protein cao giúp thịt gà trở thành một món ăn giúp bạn phát triển cơ bắp, hỗ trợ giảm cân và cân bằng được mức trọng lượng của cơ thể.


Ăn thịt gà cũng là một cách giúp bạn ngăn ngừa căn bệnh trầm cảm, vì trong loại thịt này chứa một lượng lớn tryptophan - có khả năng kích thích giấc ngủ và làm dịu thần kinh. Bên cạnh đó, khi tiêu thụ một lượng thịt gà vừa phải sẽ làm tăng nồng độ serotonin trong não bộ, giúp bạn giảm căng thẳng, tăng hưng phấn và cảm thấy dễ chịu hơn.


Khi nồng độ homocysteine trong cơ thể tăng cao quá mức cho phép có thể dẫn đến bệnh tim mạch. Các chuyên gia khuyến cáo rằng những người có nguy cơ mắc bệnh tim nên bổ sung thêm ức gà trong chế độ ăn uống hàng ngày để giúp kiểm soát tốt mức homocysteine trong cơ thể.


Bên cạnh đó, thịt gà còn là một nguồn thực phẩm giàu các vitamin nhóm B, giúp kích thích các enzym và tăng mức độ trao đổi chất của cơ thể. Điều này sẽ giúp cho các mạch máu luôn khỏe mạnh và thúc đẩy cơ thể đốt cháy lượng calo dư thừa, từ đó ngăn ngừa được tình trạng béo phì.


6. THỊT GÀ TÂY

Giống như thịt gà, gà tây có tất cả 9 axit amin thiết yếu, còn gọi là protein hoàn chỉnh, cũng có ít chất béo bão hoà hơn hầu hết các loại thịt đỏ. Thịt gà tây thường được sử dụng làm nguồn thực phẩm chính trong các bữa ăn của nhiều gia đình phương tây.


Trong những phần thịt này có chứa nhiều protein, kali và selen, có tác dụng tăng cường sức khỏe hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể chống lại một số loại vi rút hoặc vi khuẩn gây hại.


Trong gà tây có chứa một lượng lớn chất tryptophan, có tác dụng thúc đẩy quá trình sản xuất ra chất dẫn truyền thần kinh serotonin (thường được tìm thấy trong não bộ, đường tiêu hoá và tiểu cầu của bạn) - là một chất quan trọng, giúp cải thiện tâm trạng và ngăn ngừa chứng trầm cảm nặng.


Thịt gà tây khi luộc hoặc nướng sẽ trở thành một nguồn thực phẩm cung cấp nhiều chất phốt pho cho cơ thể, đặc biệt cần thiết đối với sức khỏe của răng và xương. Ngoài ra, nó cũng góp phần hỗ trợ quá trình sản xuất protein cho cơ thể. Trong một khẩu phần thịt gà tây nướng hoặc luộc sẽ cung cấp khoảng 196 miligam phốt pho.


Chưa hết, tiêu thụ gà tây cũng được khuyến khích cho những người mắc bệnh tiểu đường do trong thịt gà tây có chứa một lượng lớn chất béo tốt và calo ở mức vừa phải. Những người mắc bệnh tiểu đường có thể thoải mái ăn gà tây ít nhất 3 lần/tuần mà không gây ra bất kỳ ảnh hưởng bất lợi nào tới sức khoẻ.


7. GAN ĐỘNG VẬT

Gan động vật, đặc biệt là gan bò, một trong những loại thịt bổ dưỡng nhất mà bạn có thể ăn. Đây là một nguồn protein chất lượng cao tuyệt vời, cùng với nhiều vitamin A, B6, B12, sắt, axit folic, kẽm và các axit amin thiết yếu khác.


Nhìn chung, lượng dinh dưỡng tổng thể trong gan động vật thường lớn hơn nhiều so với hàm lượng dinh dưỡng của các loại thực phẩm khác, như cà rốt, cải bó xôi hoặc táo. Việc tiêu thụ một lượng gan động vật vừa phải sẽ giúp cơ thể nhận được một nguồn protein dồi dào, rất có lợi cho quá trình giảm cân của bạn, đồng thời kiểm soát tốt cơn thèm ăn. Protein trong gan động vật còn giúp cơ thể sửa chữa các tế bào bị tổn thương và chuyển hóa thành dạng năng lượng hoạt động.


Gan động vật còn cung cấp một lượng lớn chất đạm, giúp cơ thể nhanh có cảm giác no hơn khi ăn, rất có lợi cho những người đang ăn kiêng giảm cân. Tuy nhiên, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khuyến cáo rằng, để nhận được đầy đủ các lợi ích sức khỏe mà gan động vật mang lại, bạn cần ăn đúng cách, tránh lạm dụng tiêu thụ quá nhiều, nhất là gan động vật được nuôi công nghiệp. Bạn nên lựa chọn các loại gan từ động vật được chăn nuôi hữu cơ, thả rông và ăn cỏ.


8. THỊT HEO

Thịt heo nạc có thể mang đến nhiều lợi ích sức khỏe cho cơ thể tương tự như thịt bò nạc và thịt gà. Trong một nghiên cứu mới đây cho thấy, việc thay thế thịt heo nạc cho thịt bò và thịt gà sẽ giúp cơ thể giảm nguy cơ béo phì và cải thiện sức khỏe hệ tim mạch tốt hơn.


Trong thịt heo có hàm lượng vitamin B1 cao, một chất quan trọng cho sự phát triển và phục hồi cơ bắp, cũng như các mô thần kinh. Ngoài ra, vitamin B1 cũng tham gia vào quá trình chuyển hóa carbohydrate của cơ thể.


Bên cạnh lượng vitamin B1 dồi dào, thịt heo cũng là nguồn cung cấp tuyệt vời vitamin B2, giúp bảo vệ làn da và cải thiện các triệu chứng của viêm da quanh miệng. Đặc biệt, thịt heo còn giúp thúc đẩy sự phát triển của hệ xương và răng ở trẻ nhỏ nhờ vào một lượng lớn vitamin A và D.


Chất kẽm có trong thịt heo đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe hệ miễn dịch. Khi tiêu thụ một lượng vừa đủ thịt heo sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể được sức đề kháng, giúp ngăn ngừa và chống lại nhiều bệnh tật. Mặt khác, ăn thịt heo cũng giúp cơ thể nhận được nhiều chất chống oxy hóa thiết yếu, cùng với các axit amin cần thiết, rất có lợi cho những người đang tập thể hình.


Đăng nhận xét

0 Nhận xét
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.

buttons=(Accept !) days=(20)

Our website uses cookies to enhance your experience. Learn More
Accept !