HẠ ĐƯỜNG HUYẾT

Đường được tích trữ trong gan và mô dưới dạng glycogen và sẽ được phân hóa thành glucose để tạo năng lượng cho cơ thể, cơ thể sẽ hấp thụ đường qua các thức ăn có nhiều carbohydrate như gạo, khoai tây, bánh mì, ngũ cốc, sữa, trái cây và đồ ngọt.


Hạ đường huyết là sự giảm lượng đường (glucose) trong máu xuống dưới mức bình thường. Những người bị tiểu đường, trong cơ thế thiếu lượng glucagon do tác dụng ức chế của thuốc. Vì vậy, dù bị tiểu đường nhưng vẫn có thể hạ đường huyết do glucose trong máu bị ức chế quá mức.


Khi tế bào não không được cung cấp glucose, người bệnh rơi vào trạng thái rối loạn suy nghĩ, mất định hướng, nhức đầu, chóng mặt, vã mồ hôi, tim đập nhanh, run tay, buồn nôn, lên cơn co giật, bất tỉnh, hôn mê.



Có nhiều nguyên nhân gây hạ đường huyết: Một là chế độ dinh dưỡng do ăn không đúng bữa hoặc bỏ bữa (đặc biệt là bữa ăn sáng); do ăn kiêng hoặc do uống nhiều rượu bia (nhất là trong lúc đang đói). Hai là các bệnh lý mãn tính như tiểu đường, các bệnh về gan, thận, ung thư tuyến tụy,…


Bệnh hạ đường huyết có các triệu chứng cơ bản như: run rẩy, chóng mặt, đau đầu; thường đổ mồ hôi và cảm thấy đói; tim đập nhanh và da tái. Các triệu chứng trên thường xảy ra vào ban đêm và sẽ làm cho người bệnh gặp ác mộng và la hét trong lúc ngủ, người bị hạ đường huyết thường cảm thấy mệt mỏi và khó chịu. 


Có nhiều trường hợp đường huyết giảm đột ngột sẽ gây ngất xỉu hoặc động kinh.

Các đối tượng sau có nguy cơ cao bị mắc bệnh hạ đường huyết: 

  • Những người đang dùng thuốc điều trị tiểu đường.

  • Những người bị nghiện rượu bia.

  • Người đang điều trị viêm gan hoặc bệnh về thận.

  • Bệnh nhân có khối u làm tăng tiết insulin.

  • Bệnh nhân bị mắc các bệnh rối loạn nội tiết như suy tuyến yên, suy tuyến thượng thận.

Bệnh hạ đường huyết thường không phổ biến ở người lớn và trẻ em trên 10 tuổi mà thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường đang được điều trị bằng cách bổ sung insulin hay tự ý uống thuốc đặc trị tiểu đường không theo chỉ định của bác sĩ. 



Làm gì khi bị hạ đường huyết? 


Với người bình thường, những loại thực phẩm sau dễ hấp thu và nhanh chóng tăng lượng đường huyết; trong khi những thực phẩm chứa protein hoặc chất béo như sô-cô-la, kem, bánh quy, bánh mì,... sẽ không giúp tăng nhanh đường huyết:

  • 1 muỗng mật ong hoặc mứt

  • 1 muỗng (súp) đường pha nước

  • 1/2 ly nước táo, nước cam hoặc nước dứa

  • 1/3 ly nước nho

  • 1/2 quả chuối

  • 1 quả táo nhỏ

  • 1 quả cam nhỏ

  • 2 muỗng nho khô

  • 15 trái nho


Không nên để cơ thể bị đói hoặc nhịn đói quá lâu mà lại hoạt động thể lực quá mức. Tuyệt đối không được bỏ bữa sáng, đặc biệt là người già, trẻ em và những người mắc bệnh mãn tính, cơ thể yếu. Nên ăn nhiều chất xơ và tập thể dục nhẹ nhàng, vừa sức, thường xuyên.


Đăng nhận xét

0 Nhận xét
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.

buttons=(Accept !) days=(20)

Our website uses cookies to enhance your experience. Learn More
Accept !