TẠI SAO CHÚNG TA CẦN ĂN CHẤT BỘT ĐƯỜNG?

Chất bột đường cung cấp năng lượng cho các hoạt động và chức năng của cơ thể. Khi vào cơ thể, chúng sẽ chuyển thành đường glucose và được các tế bào sử dụng làm năng lượng cho các hoạt động sinh hóa, phần thừa chuyển hóa thành mỡ.


Chất bột đường giúp cấu tạo nên các tế bào và mô, còn giúp hệ tiêu hoá hoạt động tốt, đào thải các chất độc hại do có chứa chất xơ; điều khiển các cơ quan vận động khác; hỗ trợ cho sự phát triển của não bộ và hệ thần kinh, giúp hệ thần kinh hoạt động hiệu quả.


1. Nguồn năng lượng cho các hoạt động hằng ngày:

Chất bột đường - Carbohydrate cung cấp năng lượng cho tất cả các hoạt động của cơ thể. Carbohydrate cần thiết cho quá trình tổng hợp các axit amin không thiết yếu và hỗ trợ hình thành sụn, xương, cùng các mô thần kinh. Carbohydrate cũng được chuyển hóa thành chất béo dự trữ trong mô mỡ.


2. Tốt cho tim mạch:

Chất xơ có nhiệm vụ ngăn chặn cholesterol tích tụ trong mạch máu, hấp thụ lượng chất xơ hòa tan từ 5 - 10g mỗi ngày có thể làm giảm 5% lượng cholesterol xấu. 

Những người ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt (gạo lức, bulgur, quinoa,...) thường có cholesterol xấu (LDL) thấp hơn, và cholesterol tốt (HDL) cao hơn. Điều này khiến cho tim bạn khỏe mạnh hơn.


3. Cải thiện tiêu hóa:

Chất bột đường giàu chất xơ có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiêu hóa, (táo bón, khó tiêu). Chất xơ không hòa tan giúp đẩy nhanh quá trình tiêu hóa. Nếu không có đủ lượng chất bột đường, bạn có thể không nhận đủ chất xơ để giữ cho hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt.


4. Kiểm soát cân nặng:

Chất bột đường chúng ta ăn vào rất quan trọng trong việc kiểm soát cân nặng. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị nên bổ sung 14g chất xơ cho mỗi 1.000 calo mà bạn tiêu thụ mỗi ngày. Ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp giảm tổng lượng mỡ trong cơ thể và mỡ bụng. Những người ăn từ 3 phần ngũ cốc nguyên hạt/ngày có lượng mỡ cơ thể thấp hơn 2,4% so với những người chỉ ăn một khẩu phần.


5. Cải thiện tâm trạng, giảm stress:

Chất bột đường thúc đẩy sản xuất serotonin - một chất dẫn truyền thần kinh tham gia vào nhiều quá trình trên khắp cơ thể. Nếu có nồng độ serotonin thấp, bạn sẽ cảm thấy lo lắng, chán nản, cáu kỉnh hoặc hung hăng; Có vấn đề về giấc ngủ hoặc mệt mỏi; Thèm ăn; Gặp vấn đề tiêu hóa và buồn nôn,...


Đăng nhận xét

0 Nhận xét
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.

buttons=(Accept !) days=(20)

Our website uses cookies to enhance your experience. Learn More
Accept !