VITAMIN D

Vitamin D (calciferol) gồm một nhóm seco-sterol tan trong chất béo, được tìm thấy rất ít trong thức ăn tự nhiên, giữ vai trò thiết yếu trong việc hấp thu, sử dụng canxi và Phospho; do đó cũng hết sức quan trọng đối với sự hình thành và duy trì độ chắc khỏe của xương, răng, sụn. 


Vitamin D được quang hợp trong da của động vật có xương sống nhờ tác động bức xạ B của tia tử ngoại.


Có hai cấu trúc vitamin D sinh lý chính là D2 (ergocalciferol), có nguồn gốc từ men nấm và sterol thực vật, ergosterol; và D3 (cholecalciferol), được tổng hợp từ 7-dehydrocholesterol ở da. Xét theo góc độ dinh dưỡng người, 2 loại này có giá trị sinh lý tương tự nhau. Cả vitamin D2 và D3 đều được gan, thận chuyển thành một dạng mà cơ thể có thể sử dụng (dạng hoạt động). 


VAI TRÒ CỦA VITAMIN D

Vitamin D có vai trò quan trọng với cơ thể, đặc biệt là trẻ em đang trong giai đoạn phát triển. Vitamin D giữ vai trò quan trọng trong việc tạo nên cấu trúc xương, răng thông qua cơ chế phân phối canxi và phospho của cơ thể. Vitamin D làm tăng quá trình hấp thu canxi và phospho tại đường tiêu hóa. 


Tại xương, vitamin D cùng hormone tuyến cận giáp PTH kích thích chuyển hóa canxi và phospho, làm tăng quá trình lắng đọng canxi của xương. Vì vậy, lượng vitamin D đầy đủ là điều kiện thiết yếu để canxi và phospho được gắn trong mô xương. Vitamin D cũng là một chất quan trọng giúp điều hoà cân bằng nội mô của hai chất này trong cơ thể.


Ngoài ra, vitamin D còn đóng vai trò trong quá trình phân chia tế bào, bài tiết và chuyển hoá các hormone, bao gồm hormon tuyến cận giáp (PTH) và insulin. Vitamin D có khả năng ảnh hưởng đến sự biệt hoá của một số tế bào ung thư như ung thư da, ung thư xương và các tế bào ung thư vú. Một số nghiên cứu đã chứng minh, tình trạng đủ vitamin D có liên quan đến giảm nguy cơ phát triển ung thư vú, đại tràng và tuyến tiền liệt.


BỆNH DO THIẾU VITAMIN D

Ở những quốc gia mà sữa và các sản phẩm từ sữa được bổ sung 

vitamin D thì tình trạng thiếu hụt rất hiếm khi xảy ra. 

Do ánh sáng mặt trời rất quan trọng trong quá trình sản sinh vitamin D nên người cao tuổi, những người phải nằm liệt giường hoặc không thể ra ngoài trời là đối tượng có nguy cơ thiếu vitamin D cao nhất. 

Tình trạng thiếu vitamin D cũng xảy ra với những người thường xuyên trùm kín thân mình vì lý do tôn giáo, văn hóa, thời tiết,… 

Những người sống ở khu vực thành thị, nơi không khí bị ô nhiễm nặng, không có điều kiện tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng dễ bị thiếu vitamin D. 

Những người phải sử dụng lâu dài một số loại thuốc chống co giật thường có nguy cơ thiếu vitamin D, vì loại thuốc này gây cản trở quá trình chuyển vitamin D thành dạng hoạt động. 

Ngoài ra, người mắc bệnh thận nặng cũng có nguy cơ thiếu vitamin D do thận của họ không có khả năng chuyển vitamin D thành dạng hoạt động. 

Tình trạng thiếu hụt có thể khiến xương bị mềm đi, gọi là chứng nhuyễn xương ở người lớn và còi xương ở trẻ nhỏ. Chứng nhuyễn xương có thể gây đau chân, hông, sườn và các cơ, làm cho xương dễ gãy và gây khó khăn trong việc lên xuống cầu thang hoặc đứng dậy từ tư thế ngồi. Còn chứng còi xương sẽ làm cho xương bị biến dạng, điển hình là tật chân cong vòng kiềng, gù lưng, vẹo cột sống. 



TÁC DỤNG PHỤ CỦA VITAMIN D

Khi được sử dụng với liều lượng thích hợp, vitamin D an toàn với con người. Tuy nhiên, nếu dùng quá nhiều vitamin D có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Trẻ em từ 9 tuổi trở lên, người lớn, phụ nữ có thai và cho con bú dùng hơn 4.000 IU mỗi ngày vitamin D có thể gặp phải tình trạng như sau:

- Buồn nôn

- Kém ăn

- Táo bón

- Yếu đuối

- Giảm cân

- Lú lẫn

- Mất phương hướng

- Vấn đề về nhịp tim

- Tổn thương thận


Đăng nhận xét

0 Nhận xét
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.

buttons=(Accept !) days=(20)

Our website uses cookies to enhance your experience. Learn More
Accept !