VITAMIN B12

Vitamin B12 được giải phóng trong quá trình tiêu hóa thức ăn ở dạ dày. Để được hấp thu vào máu, nó cần phải kết hợp với một protein được gọi là yếu tố nội tại (intrinsic factor) do dạ dày tiết ra. Vitamin B12 rất cần cho sự tăng trưởng và phát triển, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và thanh thiếu niên. Cùng với folate, vitamin này cũng cần thiết cho quá trình sản sinh hồng cầu. Ngoài ra nó cũng rất quan trọng trong việc duy trì các chức năng bình thường của hệ thần kinh; tham gia vào quá trình xây dựng ADN; giúp chuyển hóa chất béo và carbohydrate. 


Vitamin B12 chỉ có mặt tự nhiên trong các thực phẩm có nguồn gốc động vật. Tuy nhiên, ngày nay vitamin này đã được bổ sung vào nhiều loại thực phẩm khác. Những người ăn chay, đặc biệt là trường phái ăn chay không sử dụng bất cứ sản phẩm nào có nguồn gốc từ động vật (kể cả sữa), sẽ có nguy cơ thiếu vitamin B12 rất cao; vì vậy cần phải sử dụng thêm sản phẩm bổ sung vitamin này.


Độ bền của vitamin B12 phụ thuộc vào yếu tố. Vitamin B12 tương đối bền ở pH 4 - 6, thậm chí ở nhiệt độ cao. Trong môi trường kiềm hay khi có mặt các chất khử như acid ascorbic hay SO2, vitamin B12 bị phân hủy nhanh. Khi có sự hiện diện của vitamin C, vitamin B12 trở nên ít bền vững với nhiệt độ hơn và có thể bị phá hủy lượng đáng kể. Trong chế biến, vitamin B12 khá bền vững với nhiệt độ, trừ khi trong môi trường kiềm hoặc nhiệt độ quá 100oC.



BỆNH DO THIẾU VITAMIN B12 

Tình trạng thiếu vitamin B12 có thể xảy ra ở những người không thể sản sinh được yếu tố nội tại, khiến họ phải đối mặt với nguy cơ mắc chứng thiếu máu ác tính. Vì vitamin B12 được hấp thu ở ruột non (hồi tràng) nên những người đã bị phẫu thuật cắt bỏ hồi tràng cần phải được tiêm vitamin này. 


Nhiều người cao tuổi mất khả năng sản sinh axit dạ dày và men pepsin (một loại enzyme giúp tách vitamin B12 ra khỏi thức ăn), khiến họ hấp thu được ít vitamin B12 hơn. Do đó người cao tuổi cũng là đối tượng cần phải bổ sung thêm loại vitamin này. 


Ngoài ra, người cao tuổi có thể có quá nhiều vi khuẩn trong dạ dày (loại vi khuẩn thường bị axit trong dạ dày tiêu diệt). Các vi khuẩn này sử dụng gần hết vitamin B12 do thức ăn cung cấp, chỉ chừa lại một lượng rất ít cho cơ thể sử dụng. 


Các triệu chứng thể hiện tình trạng thiếu vitamin B12 bao gồm: thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ (megaloblastic anaemia), tổn thương thần kinh (thường cảm thấy ngứa râm ran ở bàn tay và bàn chân), viêm ở lưỡi và miệng. Tình trạng thiếu hụt kéo dài có thể gây tổn thương thần kinh vĩnh viễn. Chứng mất trí cũng có liên quan đến tình trạng thiếu vitamin B12. 



TÁC DỤNG PHỤ CỦA VITAMIN B12

Khi sử dụng ở liều thích hợp, vitamin B12 rất an toàn với cơ thể. Lượng vitamin B12 được khuyến nghị hàng ngày cho người lớn là 2,4 microgam, bạn có thể dùng liều cao hơn một chút do cơ thể sẽ chỉ hấp thụ lượng vừa đủ với cơ thể, lượng dư thừa sẽ được thải qua nước tiểu.

Trong trường hợp sử dụng vitamin B12 liều cao, chẳng hạn như những loại thuốc được sử dụng để điều trị thiếu hụt, có thể gây ra các tác dụng phụ như: chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn,…


Đăng nhận xét

0 Nhận xét
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.

buttons=(Accept !) days=(20)

Our website uses cookies to enhance your experience. Learn More
Accept !